CategoriesMusic

Phân biệt các giọng ca: Nam cao – Tenor, Nam trung – Baritone, Nam trầm – Basso

Hôm nay mình sẽ giúp các bạn phân biệt các chất giọng của Nam giới, các chất giọng của Nữ mình sẽ đề cập ở một bài viết khác nhé!
Giọng ca Nam về cơ bản thường được chia làm 3 loại: Nam cao, Nam trung và Nam trầm.
Giọng Nam cao – Kim Nam – Tenor
Đây là giọng ca cao nhất của đàn ông, trải rộng từ nốt (B2) đến nốt Đố (C5). Đa số giọng nam cao lên đến nốt Lá (A4) và Sí (B4) đã là khá. Giọng ca có thể lên đến nốt Đố (C5) khá hiếm hoi. Nhưng vẫn có một số ít các giọng Nam cao xuất sắc ở Việt Nam có thể lên đến các nốt cao của quãng tám 5 (Counter Tenor), ví dụ như Bằng Kiều, Thanh Bùi, Bùi Anh Tuấn, Trung Quân Idol…
Người ta thường chia giọng Nam cao (Tenor) thành Tenor 1 và Tenor 2.
Tenor 1: Lên tới được những nốt của quãng tám thứ 5 (Từ trở lên C5). Giọng mỏng và thanh.
Tenor 2: Lên tới được những nốt cao nhất của quãng tám thứ 4 (B4), với giọng dày hơn Tenor 1 một chút.
Giọng Nam trung – Kim Nam Hạ – Baritone
Đây là giọng ca có cao độ ở mức trung bình của nam giới, nằm trong khoảng từ nốt Sòn (G2) đến nốt Mí (E4). Chất giọng dày, ấm áp, mạnh mẽ và nam tính, có thể xuống tới những nốt thấp của quãng tám thứ 2. Giọng Nam trung có thể bắt gặp rất nhiều trong làn âm nhạc hiện nay. Các ca sĩ sở hữu chất giọng Baritone có thể nhắc đến: Đan Trường, Lam Trường, Quang Dũng, Lê Hiếu, Khắc Việt…
Giọng Nam trầm – Thổ Nam – Basso
Giọng Nam trầm là giọng ca thấp nhất của nam giới, nằm trong khoảng từ nốt Mì (E2) đến nốt Đố (C4). Chất giọng rất dày, ồm, thể sự sự già cỗi kinh nghiệm. Giọng Nam trầm thuộc loại hiếm. Rất hiềm người Việt Nam có giọng ca này.
Nhìn chung thì giọng Nam trầm – Basso rất hiếm, giọng Nam cao Tenor 1 cũng hiếm, cũng không nhiều người có giọng Tenor 2, phần lớn giọng nam giới sở hữu chất giọng Nam trung – Baritone.
Ngoài các giọng ca nêu trên, nếu phân tích kỹ chúng ta có thể có hàng chục loại giọng ca khác nữa, có thể chúng ta sẽ đề cập đến trong một bài viết khác.
Để thể hiện bài hát chúng ta có thể có nhiều phong cách, giọng cao hơn chưa chắc đã hay hơn, do đó dù bạn sở hữu chất giọng nào thì hãy cố gắng phát huy tối đa khả năng giọng hát của mình trong âm vực mình đạt được, chúc các bạn thành công!.
 

27 comments on “Phân biệt các giọng ca: Nam cao – Tenor, Nam trung – Baritone, Nam trầm – Basso”

  1. F#2 đến A4 cố hơn coa thể lên dc Bb4 còn lên dc B4 tùy vào từ của bài hát ấy ạ nv thì là nam j hả anh ơi

    1. Như thế là Tenor 2, nhưng bạn luyện thanh phá quãng để lên được C5 trở lên là bạn có thể hát hầu hết các bài hát của Tenor 1 nhé!

  2. Mình là giọng nam từ G2-B5 vào cao hơn nữa đây chỉ là giọng ngực vs một chút giọng mũi

  3. lên đc đến A5 thì ko duy trì đc và treo lâu sẽ tắt tiếng thì có coi là đã đạt đến note đó ko ad?

  4. Mình xuống thoải mái tới C2, giọng ngực cao tới D4, headvoice A4 có thể lên quãng 5 nhưng không thoải mái. Có thể dùng subharmonic xuống đến E1. Do mình thoải mái ở quãng trầm hơn nên chắc cú bass Việt Nam haha.

  5. Mình từ F2 đến G4( cố lên thì đc G4, cố xuống thì đc F2) gọi là giọng gì ah, mình là Nam

  6. Trước giờ mình cứ ngỡ mình là nam trung, vì giọng mình nhẹ và chỉ lên tới f4. Tới khi đi học cô giáo bảo mình là nam bass, rồi từ đó mình biết cách kéo giọng ngực lên, khá tốn sức nhưng giọng trở nên dày trầm vcl luôn.
    Mình cũng học được mixed voice, nhưng mix của mình mỏng hơn nam tenor nhiều. Quãng thấp mình trầm dày nhưng quãng cao mix lên mỏng tẹt luôn :((

  7. Em trầm nhất G2 mà nốt cao nhất bằng giọng gió là C6
    Âm cử: A2-F#4 là giọng gì vậy ad

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *