Hãy hình dung, bạn có một nhóm cùng với nhau phát triển một dự án, khi đó vấn đề nảy sinh là: Mỗi thành viên trong team sử dụng một hệ điều hành khác nhau, dẫn đến khả năng phát sinh lỗi khi phát triển là rất cao, nhiều khi dự án chạy trên máy người này thì ổn, nhưng sang máy của một thành viên khác thì lại lỗi, gây khó khăn cho cả nhóm, tốn thời gian sửa lỗi không cần thiết. Vấn đề này không chỉ nảy sinh với những nhóm phát triển Laravel mà nó cũng là vấn đề với bất kỳ nhóm phát triển nào.
Vậy thì, làm thế nào để giải quyết vấn đề này?
Ý tưởng: Tất cả các thành viên trong nhóm sẽ cài đặt một máy ảo trên máy của mình và làm việc trên đó, máy ảo này sẽ được cài đặt đầy đủ tương đương với môi trường khi deploy.
Vấn đề phát sinh tiếp theo là mỗi thành viên khi cài đặt máy ảo của mình thì chưa chắc đã cài đặt đủ, đúng phiên bản các công cụ, dịch vụ, và hơn nữa là cũng khá tốn thời gian để cài đặt từng cái.
Và một vấn đề nữa, nhiều bạn đọc đến đây chắc vẫn đang băn khoăn “Nếu cài máy ảo thì tôi lại phải code trên máy ảo à? tôi không thích như vậy! tôi thích làm việc trên hệ điều hành quen thuộc của tôi cơ!”.
Chúng ta có quá nhiều vấn đề nhỉ, nhưng không sao, Vagrant có thể giúp chúng ta xử lý hết những vấn đề ở trên.
Trước hết hãy tìm hiểu xem “Vagrant là gì?”
Vagrant là gì?
Vagrant là một sản phẩm của HashiCorp, nó là một công cụ giúp chúng ta xây dựng môi trường phát triển. Hiểu đơn giản thì vagrant sẽ là cầu nối giữa máy tính cá nhân của chúng ta và máy ảo. Chúng ta vẫn code trên máy chúng ta như bình thường, và vagrant sẽ tự động đồng bộ nó với máy ảo, và máy ảo sẽ làm nhiệm vụ biên dịch và thông dịch, và hơn nữa máy ảo này có thể share được cho mọi người trong nhóm. Cool
Hiểu sơ sơ vậy đủ rồi, giờ bắt tay vào cài đặt thôi.
Cài đặt Virtual Box
Đầu tiên chúng ta sẽ cài Virtual Box, đây là phần mềm tạo và cài đặt máy ảo, trên máy ảo sẽ được cài đặt sẵn môi trường làm việc phù hợp.
Ví dụ máy ảo để lập trình Laravel (Web/PHP) sẽ bao gồm:
- Ubuntu 14.04
- Git
- PHP 7.0
- HHVM
- Nginx
- MySQL
- MariaDB
- Sqlite3
- Postgres
- Composer
- Node (With PM2, Bower, Grunt, and Gulp)
- Redis
- Memcached
- Beanstalkd
Chú ý, theo kinh nghiệm cá nhân mình, phiên bản ổn định nhất của Virtual Box hiện tại là phiên bản 4.0.10 hoặc 4.0.12.
Cài đặt Vagrant
Tiếp theo chúng ta sẽ cài Vagrant, như đã nói ở trên thì Vagrant sẽ là cầu nối giữa máy chúng ta đang làm việc và máy ảo, mọi cập nhật trên máy chúng ta sẽ được đồng bộ với máy ảo ngay lập tức.
Add Vagrant Box
Sau khi cài đặt xong Virtual Box và Vagrant, bước tiếp theo chúng ta sẽ add box trên Vagrant. Vagrant cung cấp khái niệm box, mỗi box tương đương với một máy ảo. Tuỳ vào ngôn ngữ chúng ta sử dụng và yêu cầu của từng team chúng ta sẽ chọn những box khác nhau, danh sách các box được chia sẻ và tổng hợp tại hashicorp.
Với Laravel thì chúng ta sẽ chọn laravel/homestead
. Bạn có thể thấy nó ở ngay trang đầu trên hashicorp.
Mở Terminal và gõ vagrant box add tên_box, VD: vagrant box add laravel/homestead
Máy tính bạn sẽ tự động tải bộ cài máy ảo tương ứng, dung lượng khoảng 1GB nên thời gian chờ cũng khá lâu.
Trường hợp mạng yếu tải Vagrant Box xảy ra lỗi
Có một số trường hợp do mạng yếu mà không thể tải được, để ý một chút chúng ta có thể thấy bên trong thông báo lỗi có đường dẫn tải box, chúng ta có thể copy link đó và tải trên trình duyệt, tốc độ sẽ nhanh và ổn định. Sau khi tải xong chúng ta lại chạy câu lệnh add như ở trên nhưng thêm path đến file vừa tải vào cuối.
vagrant box add /Volumes/Data/Setup/Homestead/hc-download
Với trường hợp này, để tránh phát sinh thêm lỗi về sau khi vagrant up
, chúng ta tạo một file metadata.json
, chứa nội dung như sau:
{ "name": "tên_box", "versions": [{ "version": "0.4.0", "providers": [{ "name": "virtualbox", "url": "đường_dẫn_đến_file_box_đã_tải " }] }] }
Sau đó chạy câu lệnh: vagrant box add metadata.json
Mình khuyến khích các bạn dùng cách này, vì sau này khi muốn add lại box mình không mất công tải lại box, chỉ cần add lại file metadata.json là xong.
Trường hợp box đã tồn tại
Sử dụng lệnh vagrant box list để hiển thị các box đang có.
Dùng lệnh vagrant box remove tên_box để xoá box.
Xoá Vagrantfile hiện tại rm Vagrantfile .
Tiếp đến quay lại bước vagrant box add .
Config Vagrant
Tiếp theo chúng ta phải config lại vagrant một chút. Trước khi làm việc đó thì chúng ta chạy một vài câu lệnh nhỏ sau đây để khởi tạo.
git clone https://github.com/laravel/homestead.git Homestead cd Homestead bash init.sh ssh-keygen -t rsa -C "you@homestead"
Chú ý, nếu bạn cài đặt trên Window thì có thể vào thẳng folder Homestead và chạy file init.bat .
Sau đó chúng ta sẽ có 1 folder .homestead và file ~/.homstead/Homestead.yaml
Mở file Homestead.yaml , chúng ta cần chỉnh sửa một chút cho phù hợp, chú ý đoạn sau:
ip: "10.10.8.10" ... folders: - map: /Users/Jeremy/Homestead to: /home/vagrant/Code sites: - map: toanf.dev to: /home/vagrant/Code/toanf.com/public
Nhìn qua chắc bạn cũng có thể hình dung ra, mọi thứ trong /Users/Jeremy/Homestead trên máy thật sẽ được đồng bộ với /home/vagrant/Code trên máy ảo.
10.10.8.10 chính là ip của máy ảo, bạn có thể đổi tuỳ ý, miễn là không bị trùng với local của bạn là được.
toanf.dev bạn có thể hiểu đơn giản nó là domain mà bạn sẽ gõ trên trình duyệt, còn /home/vagrant/Code/toanf.com/ là nơi chứa code laravel. Tất nhiên bạn sẽ phải add 10.10.8.10 toanf.dev vào file hosts trên máy bạn thì nó mới có thể chạy được.
Sắp xong rồi, giờ chúng ta mở terminal trong folder ~/Homestead và chạy câu lệnh: vagrant up để khởi động máy ảo.
Chúng ta cũng có thể connect với máy ảo qua ssh bằng câu lệnh: vagrant ssh
Vậy là xong, giờ chúng ta đã có môi trường ngon lành để làm việc với đầy đủ các công cụ, dịch vụ cần thiết mà không cần mất công đi cài đặt từng cái một, config từng cái một.
Một số câu lệnh làm việc với Vagrant
vagrant up #Khởi động máy ảo vagrant reload #Restart máy ảo vagrant halt #Tắt máy ảo vagrant ssh #Truy cập máy ảo qua ssh
Chú ý, sau này khi muốn tương tác với máy ảo chúng ta cần mở terminal trong folder ~/Homestead hoặc gõ lệnh vagrant global-status để liệt kê các máy ảo, tiếp theo gõ câu lệnh vagrant theo cú pháp vagrant [lệnh] [id_máy_ảo] , ví dụ: vagrant up 1f5321 .
Ở bài viết này, mình chỉ đề cập chi tiết cách cài với mục đích sử dụng để phát triển Laravel, ứng với yêu cầu của team mình thì các bạn có thể tự tìm hiểu thêm nhé.
Bổ sung cách khắc phục một số lỗi phát sinh.
Lỗi:
==> default: Booting VM... ==> default: Waiting for machine to boot. This may take a few minutes... The guest machine entered an invalid state while waiting for it to boot. Valid states are 'starting, running'. The machine is in the 'poweroff' state. Please verify everything is configured properly and try again. If the provider you're using has a GUI that comes with it, it is often helpful to open that and watch the machine, since the GUI often has more helpful error messages than Vagrant can retrieve. For example, if you're using VirtualBox, run vagrant up while the VirtualBox GUI is open.
Khắc phục: thêm đoạn config sau vào Vagrantfile
config.vm.provider "virtualbox" do |vb| vb.customize ["modifyvm", :id, "--accelerate3d", "off"] end