CategoriesBusinessThink

Value proposition and Good -Fast - Cheap

Hi there! This is my first post, and I will write something about “running a web development business”, something from my experience when working as a manager at Time Universal Communications (One of the top agencies in Hanoi, Vietnam).

The topic for today is defining “Value Proposition” base on 3 things: Good, Fast and Cheap.

medium.com/@toanna

“Value Proposition” is your product, service offering, what you can deliver to the customer. It is combination of skills and products.

Good, fast and cheap are 3 things that can describe your offering.

Remember, you can only be two out of three. It is impossible to be all of them.

Let’s go a little bit deeper.

Good:

It is hard to deliver quickly. You also have to pay people (your staffs or subcontractors) more for their experience.

Fast:

It means you are cutting corners somewhere, probably on quality. You have to pay people more for working over time.

Cheap:

Cutting costs on quality or delivering time, it means delivering later or lowering the quality.

“We have to optimize 2/3, and remember, not all three.”

Some kinds of works and customers that fit with the “2/3 combinations”.

Fast + Cheap: Maintenance works, companies on a budget.

Good + Cheap: Companies who do not care about quick delivery.

Good + Fast: Companies who do not care about budget.

My first post is a little bit short but I think it can help you with defining your “Value Proposition” and have an overview about 3 important things: Good-Fast-Cheap, those determine our offering and products.

Hope this can help! Thanks!

(My first post on Medium on a rainy day in May 2017)

CategoriesBusinessLearn

Quy trình tuyển dụng UX Designer (St)

Công ty mình có một bộ phận gọi là Talent Acquisition (tạm dịch là săn nhân tài), bộ phận này sẽ đóng vai trò tìm kiếm và hỗ trợ suốt quá trình phỏng vấn.
Kế hoạch tuyển dụng được CEO approve (do ở cty mình Design Manager report trực tiếp cho CEO) thì Design Manager sẽ bắt đầu chuẩn bị Job Description (JD) và các yêu cầu kèm theo. Sau đó Design Manager setup một cuộc họp với Talent Acquisition Manager để brief yêu cầu về vị trí cần tuyển.
Sau đây là cụ thể các bước chi tiết.
Bước 1: Tìm kiếm ứng viên
Ở bước này công ty có các nguồn như sau:
Nguồn riêng của TA.
Bên cạnh đó, TA họ cũng sẽ báo cho một loạt Recruitment Agencies (head hunter) đã có hợp đồng với công ty. Các head hunter này cũng sẽ bắt đầu tìm kiếm và liên lạc trong database của họ.
Ngoài ra thì team TA cũng đăng lên website của công ty và các trang web tuyển dụng (ở Úc thì chủ yếu là LinkedIn và Seek).
Design Manager cũng sẽ chủ động tìm kiếm trong network, hỏi thăm bạn bè, lần mò trên LinkedIn để xem có ai phù hợp thì sẽ chuyển qua cho TA để họ liên lạc.
Thứ tự ưu tiên của TA sẽ là:
Nhóm được Design Manager recommend trực tiếp sẽ không phải qua sàn lọc, TA sẽ liên hệ trực tiếp.
Kế đến là nhóm ứng viên được giới thiệu từ head hunter.
Chót cùng mới là nhóm ứng viên nộp đơn trực tiếp qua website hay các website tuyển dụng.
Với nhóm 2 và 3, TA sẽ xem xét hồ sơ, các yếu tố xem xét bao gồm:
Số năm kinh nghiệm làm việc (bao nhiêu năm, đã làm với các công ty nào).
Các dự án đã làm: có lớn không, làm ở Úc hay là ở nước ngoài (ưu tiên các ứng viên đã làm các dự án lớn ở Úc hoặc Mỹ), dự án ở các nước khác thì ưu tiên thấp
hơn, dự án không tên tuổi mà họ không check được thì ưu tiên thấp nhất.
Reference letter từ các công ty cũ, recommendation trên hồ sơ LinkedIn, người recommend là ai,…
Bước 2: Phone interview với TA
Những ứng viên qua được bước 1 sẽ nhận được phone interview từ TA.
Trong buổi phone interview này TA sẽ hỏi những câu hỏi tổng quát mà như kinh nghiệm làm việc, đã tham gia những dự án nào, công ty ra sao, công việc ra sao,…
TA ít khi hỏi sâu về vấn đề chuyên môn và các dự án. Bước này chủ yếu để đảm bảo là CV đúng sự thật, kỹ năng trình bày giao tiếp ra sao,…
Bước 3: Design Manager duyệt
Qua được bước này, nếu TA thấy ứng viên tiềm năng thì họ sẽ chuyển hồ sơ cho Design Manager kèm theo một giới thiệu ngắn về cảm nhận của họ sau phone interview.
Design Manager sẽ duyệt và chọn xem muốn phone interview với ai. Chủ yếu Design Manager sẽ nhìn vào portfolio xem những ứng viên nào có dự án chất lượng. Nhấn mạnh portfolio là yếu tố then chốt ở bước này.
Hiểu nôm na kiểu như TA kiểm tra về đức ở bước 2, còn Design Manager kiểm tra về tài ở bước này 🙂
Bước 4: Skype Interview
Những ứng viên được chọn sẽ được setup một cuộc phỏng vấn trực tuyến với team Product Design (thật ra gọi Skype Interview là do quen miệng, chứ ứng viên có thể dùng HangOut hay Facetime cũng được). Thường sẽ là trực tiếp với Design Manager và một thành viên trong team.
Design Manager cố gắng giữ cho cuộc phỏng vấn này ngắn, không mất quá nhiều thời gian (tối đa 30 phút). Chủ yếu là để hỏi sâu hơn vào các dự án mà người đó đã làm, mục tiêu là để cảm nhận xem vai trò của họ trong dự án đó đến đâu, dự án có phức tạp không, họ đảm nhiệm những công việc gì, các thông tin mà họ viết trong CV có thực không hay là “quăng lựu đạn”… Chủ yếu dựa vào trực giác, quen rồi thì chúng ta sẽ sense được khá sớm là người này có đáng để đi tiếp hay không.
Cách Design Manager làm là mặc định xem như họ không đủ tiêu chuẩn và ứng viên có 30 phút để thay đổi nhận định đó. Nghe có vẻ hơi lạ nhưng mục tiêu của bước này là để loại càng nhiều càng tốt.

Sau buổi interview này Design Manager sẽ feedback lại cho TA về các ứng viên mà mình ưng. Những ứng viên mà Design Manager không feedback đồng nghĩa với bị loại. Trừ một số trường hợp đặc biệt tuy bị loại nhưng Design Manager vẫn feedback (tuy nhiên không nhiều).
Về phía ứng viên, họ sẽ nhận được 1 cuộc điện thoại từ head hunter hoặc TA để:
Hoặc là chúc mừng và thông báo bước tiếp theo,
Hoặc là rất tiếc đã bị loại vì lý do ABCD (trường hợp có feedback),
Đa số trường hợp là chỉ thông báo rất tiếc đã bị loại.
Bước 5: Off-site Test
Công ty mình có một loạt các bài test, các bài test này do team design phối hợp với một số công ty tư vấn xây dựng sẵn. Design Manager sẽ chọn ngẫu nhiên để chuyển cho TA. TA sẽ chuyển cho ứng viên.
Format của các bài này thường là đưa ra một vấn đề hoặc một feature nào đó trong sản phẩm đang có vấn đề (xuất phát từ thực tế các dự án đã làm), các ứng viên muốn hoàn tất bài test sẽ cần phải tiến hành một chút research, một chút design thinking, tư duy cho user flow, goal và cách giải quyết vấn đề, kể cả kỹ năng trình bày.
Các bài test này không quan trọng là câu trả lời đúng hay sai mà chủ yếu để xem cách mà ứng viên tiếp cận vấn đề, design thinking, process mà ứng viên làm, cách ứng viên trình bày,…
Với Visual Designer thì cũng tập trung vào design thinking, xem cách phân chia bố cục nội dung, có quan tâm đến chi tiết hay không (pixel perfect), có hiểu biết về responsive design không, có dùng grid không,…
Mục tiêu của bước này là để đánh giá năng lực và kinh nghiệm thực sự của ứng viên (nhằm loại bỏ các ứng viên chỉ biết lý thuyết mà thiếu kinh nghiệm thực tế).
Bước này cũng để xem ứng viên có thực sự mong muốn làm việc ở công ty và có nghiêm túc đầu tư công sức cho việc đó hay không (nhằm loại những ứng viên chuyên đi rải CV).
Và cuối cùng là để đảm bảo họ xứng đáng để chuyển sang bước tiếp theo. Vì bước tiếp theo là On-site Interview. Bước này sẽ cost thời gian của khá nhiều người trong công ty và cả chi phí kha khá của công ty (vì trường hợp ứng viên sống ở bang khác, công ty sẽ đài thọ toàn bộ chi phí khách sạn và máy bay cho họ đến Sydney làm On-site Interview).
Bước 6: On-site Interview
Ở bước này ứng viên sẽ được mời đến công ty để tham gia một số workshop khoảng 4 tiếng (đối với UX Designer).
Về phía công ty sẽ có: Design Manager, một hoặc một vài thành viên của team design, một vài stakeholder đại diện cho các team khác (thường là bên team product hoặc marketing), một người đại diện của TA.
Bước này chủ yếu để đào sâu 2 vấn đề:
Cơ hội cho ứng viên trình bày cách tư duy giải quyết vấn đề của mình, cách các ứng viên tranh luận và thương lượng với các stakeholder khi bị họ thử thách ra sao, kỹ năng trình bày thuyết trình ra sao.
Xem phong cách của ứng viên có phù hợp với phong cách làm việc của nhóm hay không.
Bước 7: Ứng viên điền một số form
Sau khi về thì TA sẽ gọi điện thoại cảm ơn này nọ và gửi một số form cho ứng viên điền (điền online), trong đó thu thập những thông tin như mức lương hiện tại, mức lương mong muốn, thông tin cá nhân, tiền án tiền sự này nọ, refference letter,…
Bước 8: Design Manager & CEO Approve
Về phía công ty, sau bước 6 thì TA sẽ giúp thu thập tất cả các phản hồi của mọi người lại.
Design Manager sẽ cân nhắc và sẽ là người ra quyết định cuối cùng để đưa lên cấp Executive duyệt (trường hợp của mình là CEO), bên bộ phận kỹ thuật thì Manager sẽ chuyển lên CTO.
Qua được bước này thì xem như ứng viên cơ bản đã được công ty chọn, vì thường thì các cấp executive sẽ đồng ý theo đề xuất của Design Manager đưa lên. Trừ những trường hợp rất đặc biệt, ví dụ có một vị trí nào đó mà CEO đặc biệt quan tâm muốn tham gia trong bước 7 – Onsite Interview. Và trong buổi interview đó chẳng may CEO cảm thấy ko ổn thì CEO có thể đưa ra quan ngại của mình.
Về lý thuyết CEO có thể overwrite quyết định của Design Manager. Nhưng thực tế thì chưa lần nào xảy ra vì CEO không muốn tạo ra cảm giác họ đang can thiệp vào nội bộ công việc của team bên dưới.
Như đã nói, mục đích của bước này là để CEO lắng nghe ý kiến của Design Manager, lý do tại sao họ quyết định chọn ứng viên đó, dựa trên căn cứ gì. Sau đó CEO sẽ approve.
Bước 9: Offer
Mỗi 6 tháng thì các manager phải lên kế hoạch một lần, trong đó có kế hoạch về nhân sự và ngân sách cho nhân sự trong 6 tháng tiếp theo. Kế hoạch này sẽ được approve bởi CEO. Trước khi tuyển dụng một vị trí mới, Design Manager sẽ chia sẻ những thông tin về ngân sách lương này với TA Manager.
Dựa trên ngân sách lương + kết hợp với những thông tin mà ứng viên đã điền trong các form ở bước 7 + cộng thêm phản hồi của Design Manager về ứng viên (độ khao khát muốn nhận ứng viên đó 🙂 + mức lương thị trường cho vị trí đang tuyển. TA sẽ xây dựng một package cho ứng viên, package này sẽ được Design Manager và CEO duyệt.
Bước 10: Negotiate
Nếu package đưa ra mà ứng viên cảm thấy không hài lòng thì có thể thương lượng ở bước này. TA sẽ phản hồi lại mong muốn của ứng viên, Design Manager sẽ trao đổi với CEO để ra quyết định. Trong thực tế ở công ty mình thì đa số trường hợp các ứng viên đều cơ bản hài lòng với mức lương offer nên cũng ít khi phải deal tới deal lui.

Tổng cộng có 10 bước như vậy, về phía ứng viên thì có thể có thêm một số bước khác nếu đi qua con đường head hunter (do head hunter họ sẽ có riêng một số phỏng vấn của họ).
(St)